Theo thống kê, có khoảng 90% phụ nữ khi mang thai đều gặp phải hiện tượng mệt mỏi trong 3 tháng đầu, thậm chí hiện tượng này còn có thể kéo dài đến 3 tháng cuối của thai kỳ. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra và khắc phục như thế nào để mẹ sớm chấm dứt tình trạng này? Mẹ bé cùng tìm hiểu ở bài viết này để biết cách chăm sóc bầu trong giai đoạn nhạy cảm này nhé.
Vì sao bà bầu dễ mệt mỏi khi mang thai?
Trong thời gian bầu bí, sự sản sinh ra một lượng hormone progesterone lớn để tương thích với tình trạng có thai. Bên cạnh đó, các triệu chứng mang thai tác động nhiều đến cơ thể nên mẹ dễ bị mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và nhức đầu. Ngoài ra, tình trạng mệt mỏi của mẹ bầu còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thiếu sắt khi mang thai: Mệt mỏi và kiệt sức khi mang thai có thể xuất phát từ triệu chứng của bệnh thiếu máu, thiếu sắt. Điều này khiến cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Vì thế mà mẹ dễ mệt, tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy, sắc mặt tái nhợt, không hồng hào, tỉnh táo. Do đó, mẹ nên đi khám thai định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình luôn được an toàn, khỏe mạnh.*
Mất ngủ: Do nghỉ ngơi không đủ hoặc chất lượng giấc ngủ có vấn đề nên mẹ bầu dễ bị mệt. Hiện tượng này còn có thể khiến mẹ dễ mắc các bệnh lý khác như trầm cảm, mất cân bằng về hormone,…
Tiểu đường thai kỳ: Trong thời gian thai kỳ, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên chúng lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và đái tháo đường thai kỳ. Do đó, mẹ bầu dễ bị mệt mỏi, sụt cân, thiếu sức sống,…
Quá trình trao đổi chất không hiệu quả: Mẹ bầu không nạp đủ số calo cần thiết, ít vận động, bị căng thẳng, thiếu ngủ hay uống không đủ nước sẽ khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể không hiệu quả. Điều này làm cho mẹ dễ bị mệt mỏi hơn so với bình thường.

Những triệu chứng bà bầu bị mệt mỏi thường gặp
Thai nhi đang lớn dần đòi hỏi người mẹ cần thêm năng lượng nên dễ bị mệt mỏi. Để có phương pháp ngăn ngừa, điều trị thích hợp mẹ cần nhận biết những dấu hiệu mệt mỏi trong thai kỳ như:

Buồn nôn hoặc nôn: Là biểu hiện mà phần lớn thai phụ sẽ mắc phải trong tam cá nguyệt thứ hai. Việc ốm nghén không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn dẫn đến chán ăn, mất ngủ. Do đó, mẹ hãy cố gắng cân bằng dinh dưỡng, tích cực dung nạp các vitamin và vi chất thiết yếu như canxi, sắt và axit folic cho bà bầu để cơ thể luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.
Đau đầu, chóng mặt: Là triệu chứng do tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho bào thai. Tuy nhiên đôi lúc đau đầu, chóng mặt và choáng váng cũng là biểu hiện của suy kiệt hay thiếu chất.
Đau lưng: Bào thai lớn lên mỗi ngày gây chèn ép lên hố chậu và xương. Thêm vào đó, việc giãn mạch máu và tăng kích cỡ tử cung cũng gây áp lực lên cột sống và hệ thần kinh làm mẹ dễ mệt mỏi.
Đi tiểu nhiều: Tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày là triệu chứng gây ra nhiều bất tiện và khó chịu cho mẹ bầu. Tuy vậy, mẹ bầu không nên nhịn uống nước. Vì uống đủ nước sẽ giúp mẹ tránh bị khô nẻ tay chân và quan trọng nhất là đủ nước để tạo ối cho bào thai phát triển.

Bí quyết*giảm mệt mỏi*cho bà bầu nhanh chóng
Việc có được một giấc ngủ ngon dường như trở nên xa xỉ trong lúc này. Tuy nhiên, để tránh bị kiệt sức, mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày: Mẹ nên dành ít nhất 20-30 phút để tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ để tăng cường sức khỏe và giúp tinh thần vui vẻ, phấn chấn hơn.
Uống nước đầy đủ: Mẹ nên bổ sung từ 2.5-3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ trao đổi chất diễn ra bình thường và giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể dễ dàng.
Bổ sung sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra huyết sắc tố và máu. Do đó, cần bổ sung đủ sắt cho bà bầu qua các thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, đậu nành, sữa,… hoặc có thể uống sắt từ thuốc uống bổ sung. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tìm hiểu thêm về liều lượng, cách dùng cũng như công dụng của từng sản phẩm bổ sung trước khi lựa chọn như: việc bà bầu nên uống sắt nước hay viên. Đặc biệt, mẹ cần chú ý nên uống sắt liên tục từ khi mang thai đến giai đoạn cho con bú để đáp ứng đủ nhu cầu về sắt giúp thai nhi phát triển an toàn, khỏe mạnh.
Làm việc nghỉ ngơi hợp lý: Là cách giảm mệt mỏi khi mang thai đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu cho mẹ bầu. Qua đó, mẹ cần thiết lập một chế độ làm việc vừa sức để giúp giảm thiểu sự mệt mỏi như: chỉ nên làm việc không quá 10h/ngày và đảm bảo có đủ 7-8h/ngày để đủ và 5-6h/ngày để nghỉ ngơi, tránh việc mẹ thức khuya và làm việc quá sức. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chia sẻ các nỗi lo với người thân, bạn bè để làm giảm áp lực và tâm trạng được thoải mái.

Áp dụng ngay những cách trên để niềm vui thai kỳ không bị làm phiền mẹ nhé. Chúc mẹ bầu*có một thai kỳ an toàn khỏe mạnh.


Bài viết khác cùng Box :