Nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và cách điều trị
1Nguyên nhân gây bệnh nấm da
Một số loại nấm gây bệnh thường gặp
Candida: là loại nấm tồn tại sẵn ở những vùng da ẩm ướt, bí hơi trên người như mông, ngực, bẹn... Phổ biến nhất là nấm candida albicans.[1]
Malassezia: là tác nhân gây bệnh lang ben thường gặp ở những thanh niên tuổi dậy thì và người có da dầu, đổ mồ hôi nhiều vì đây là môi trường thuận lợi cho nấm malassezia phát triển.
Dermatophytes: hay còn gọi là nấm sợi, loại nấm này bám vào lớp sừng của da, lông, tóc, móng gây các tình trạng như nấm bàn chân, nấm bẹn, nấm râu.

Các loại nấm thường hay gây bệnh ngoài da nhẩt
Các con đường lây nhiễm nấm
Nấm da thường xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với những môi trường nhiễm nấm như:
Đất mang bào tử nấm hoặc nấm: trong đất chứa rất nhiều bào tử của nấm và nấm. Vì vậy, bạn dễ bị nhiễm nấm hơn khi tiếp xúc với đất mà không mang giày dép hoặc không rửa sạch tay, chân bằng xà phòng sau đó.
Người nhiễm nấm: hạn chế tiếp xúc với vùng da bị tổn thương của người nhiễm nấm vì tại vị trí tổn thương chứa rất nhiều nấm gây bệnh.
Động vật nhiễm nấm: có nhiều loại nấm có thể gây bệnh ở cả người và động vật, đặc biệt là thú cưng mà chúng ta thường xuyên đụng chạm như chó, mèo.
Bề mặt nhiễm nấm: nấm gây bệnh tồn tại rất nhiều trên những bề mặt bẩn, lâu ngày không được vệ sinh trong phòng kín, thiếu ánh sáng và độ ẩm cao.

Trong đất chứa rất nhiều nấm và bào tử của nấm có thể gây bệnh
2
Triệu chứng nhiễm nấm da
Triệu chứng nhiễm nấm da xuất hiện khi nấm phát triển mạnh và gây tổn thương lên bề mặt da với đa dạng kích thước và hình dạng.
Các triệu chứng này thường chỉ khu trú ngay ở vị trí tổn thương trên da, bao gồm: ngứa, đỏ da, sưng tấy, nứt nẻ, rộp nước, đóng vảy, thay đổi màu da và có thể kèm mùi hôi khó chịu.[2]

Các tổn thương ngoài da do nấm có nhiều hình dạng và kích thước
3Các loại bệnh nấm da
Hắc lào
Bệnh hắc lào là một bệnh nấm da phổ biến và dễ lây nhiễm. Đặc điểm chính của tổn thương da do hắc lào là hình tròn viền đỏ và gồ lên cao so với bề mặt da, màu đỏ của da nhạt dần từ viền vào chính giữa hình tròn. Tổn thương này có thể lan rộng hơn và gây ngứa.

Triệu chứng điển hình của hắc lào là các hình tròn tổn thương gây ngứa
Nấm da đầu
Nấm da đầu có thể được lây qua tiếp xúc với động vật, người nhiễm nấm hoặc qua các dụng cụ như lược, mũ. Nấm da đầu thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 14 tuổi với các triệu chứng như ngứa da đầu, rụng tóc, gàu.

Nấm da đầu gây ngứa và rụng tóc nhiều

Jock ngứa thường xuất hiện ở gần khu vực háng và đùi của nam giới
Bệnh lang ben
Bệnh nấm da lang ben là các mảng da tổn thương hình bầu dục, có màu sáng hoặc tối hơn vùng da bình thường. Vùng tổn thương này có thể gây ngứa, bong vảy và thường xảy ra ở da lưng, ngực, cánh tay và da đầu.

Lang ben có thể là những đốm da có màu sáng hoặc tối hơn da bình thường

4Yếu tố nguy cơ nhiễm nấm da
Bất kỳ yếu tố nào tạo môi trường thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm cho nấm phát triển đều trở thành yếu tố nguy cơ gây bệnh nấm da: sống trong môi trường ấm nóng và ẩm ướt, thường xuyên đổ mồ hôi, không giữ cho da được sạch sẽ và khô ráo, mặc quần áo chật.
Một số thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố nguy cơ nhiễm nấm da như: dùng chung đồ dùng cá nhân, tiếp xúc với động vật nhiễm nấm, thường xuyên tiếp xúc da kề da với nhiều người.
Ngoài ra, một số đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh nấm da do sức đề kháng cơ thể kém đi, bao gồm: người uống thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnhtiểu đường, phụ nữ mang thai, người bị ung thư đang hóa trị liệu.[

Một số đối tượng dễ bị mắc bệnh nấm da
5Cách chẩn đoán bệnh
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng đối với bệnh nấm da chủ yếu dựa vào hai yếu tố chính: hỏi về các yếu tố nguy cơ kể trên và quan sát những tổn thương do nấm trên da để xem xét các đặc điểm về vị trí, hình dạng, màu sắc, bờ tổn thương, bong vảy. Từ đó xác định nguyên nhân gây tổn thương.

Khám lâm sàng chủ yếu hỏi về các yếu tố nguy cơ và quan sát tổn thương trên da
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Soi kính hiển vi với Kali Hydroxide: một mẫu da vùng tổn thương được thu thập và xử lý với dung dịch Kali Hydroxide để ly giải keratin trong da. Qua đó, các thành phần của nấm được lộ ra và dễ dàng nhìn thấy dưới kính hiển vi nhằm xác định bệnh nhân có bị nấm hay không để đưa ra phương hướng điều trị tiếp theo.
Nuôi cấy: xét nghiệm này thường chỉ được sử dụng khi cần xác định rõ loại nấm gây bệnh. Mẫu da hoặc móng bị bệnh sẽ được đặt vào môi trường nuôi cấy nấm. Nếu có nấm tồn tại trong mẫu, chúng sẽ phát triển và tạo ra các hình dạng quần thể sinh trưởng đặc trưng cho từng loại nấm, giúp xác định chính xác loại nấm gây nhiễm.
Xét nghiệm máu: trong một số trường hợp, nấm có thể gây ra nhiễm trùng máu (sepsis). Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để xác định vi khuẩn hoặc nấm có tồn tại trong máu, từ đó đánh giá mức độ nhiễm trùng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Soi kính hiển vi là xét nghiệm thường quy để tìm nấm trong da bị tổn thương

Chăm sóc da bằng các sản phẩm mỹ phẩm xuất xứ từ thiên nhiên

Các sản phẩm có xuất xứ từ thiên nhiên như cao rửa mặt dưỡng da TH Natural có các thành phần như Dịch chiết nghệ (Curcuma longa extract), Mật ong (Mel), Dịch chiết bạc hà (Mentha arvensis L.Extract), Dịch chiết hoa hồng (Rosa chinensis Jacq. Extract), Nước tinh khiết (Aqua), … có công dụng Làm sạch sâu, loại bỏ dầu trên da, giúp se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn và làm mờ các viết thâm, nám, tàn nhang trên da, giúp da sáng hồng mịn màng.


Bài viết khác cùng Box :